4 ngành công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước
Bạn có cảm thấy hơi nghi ngờ về chất lượng nguồn nước nơi bạn sinh sống không? Nếu vậy, bạn có thể cần phải tìm hiểu điều gì đó về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước công nghiệp. Trong bài viết này, bạn sẽ biết được chất thải công nghiệp gây ô nhiễm nguồn nước như thế nào. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ biết được một số ngành công nghiệp làm cho nguồn nước trên thế giới bị ô nhiễm nặng nề.
Ô nhiễm nước do các nhà máy và các ngành công nghiệp khác gây ra có thể là vấn đề nghiêm trọng nhất với môi trường. Những loại ô nhiễm này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe con người và động vật nghiêm trọng cũng như sự tàn phá nặng nề. Đây là một vấn đề lớn và đôi khi nó có thể nghiêm trọng đến mức không thể xử lý hoàn toàn. Dưới đây là một số ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nước.
1. Nông nghiệp
Các chất gây ô nhiễm môi trường phổ biến xuất phát từ các ngành công nghiệp. Các vấn đề lớn nhất với ngành nông nghiệp là các chất gây ô nhiễm từ thuốc trừ sâu và phân bón. Thuốc trừ sâu được sản xuất với thành phần hóa học cực kỳ độc hại và khắc nghiệt. Trong khi đó, phân bón ngay cả khi được làm bằng các chất tự nhiên những có thể được đóng gói với nitrat. Còn đối với phân bón thì càng tồi tệ và độc hại hơn rất nhiều lần so với phân bón tự nhiên.
Tại sao các chất này gây ô nhiễm nhưng vẫn được sử dụng? Bởi vì các chất gây gây ô nhiễm đến từ thuốc trừ sâu được sử dụng thường xuyên để giữ cho cây trồng khỏe mạnh, không bị côn trùng và các loài khác gây hại. Mặc dù có nhiều cách an toàn và ít gây độc hại hơn và không cần sử dụng các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nhưng chúng thường có chi phí đắt hơn.
Ngành nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường nước
Các chất gây ô nhiễm này sẽ xâm nhập vào nguồn nước và gây ô nhiễm. Thuốc trừ sâu khi được phun trên cây trồng thì sẽ không mất nhiều thời gian để chúng thấm vào đất hoặc tìm đường đến các con sông hoặc hồ gần đó. Điều này cũng gần đúng giống với phân bón, mặc dù chúng có nhiều khả năng thấm sâu hơn vào nước ngầm hơn là mang theo dòng chảy. Nước ngầm bị ảnh hưởng nặng nề nhất do ô nhiễm từ các khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, bất kỳ khu vực nào gần đó cũng có thể bị ô nhiễm nguồn nước mặt.
Các thành phần trong phân bón sẽ làm cho nitrat tích tụ trong môi trường và đặc biệt là trong nước mặt. Khi điều này xảy ra, cá sẽ bị ngạt thở và cây bắt đầu chết. Những loài động vật có vú và chim sống dựa vào những con cá này vì nguồn thức ăn nên cũng nhanh chóng bị đe dọa. Ô nhiễm thuốc trừ sâu có thể gây hại nghiêm trọng cho con người và động vật uống nước bị ô nhiễm này và đôi khi nó còn đe dọa cả tính mạng của con người.
>> Xem thêm: Một vài loại cây có tiềm lực xử lý ô nhiễm môi trường
Các thành phần trong phân bón sẽ làm cho nitrat tích tụ trong môi trường và đặc biệt là trong nước mặt. Khi điều này xảy ra, cá sẽ bị ngạt thở và cây bắt đầu chết. Những loài động vật có vú và chim sống dựa vào những con cá này vì nguồn thức ăn nên cũng nhanh chóng bị đe dọa. Ô nhiễm thuốc trừ sâu có thể gây hại nghiêm trọng cho con người và động vật uống nước bị ô nhiễm này và đôi khi nó còn đe dọa cả tính mạng của con người.
>> Xem thêm: Một vài loại cây có tiềm lực xử lý ô nhiễm môi trường
2. Khai thác mỏ
Khai thác mỏ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước. Chì, thủy ngân, lưu huỳnh và asen là những chất xuất phát từ vấn đề khai thác mỏ. Về cơ bản, các kim loại nặng là một trong những nguyên nhân tiềm tàng gây ô nhiễm nguồn nước gần khu vực khai thác mỏ.
Ngành khai thác mỏ gây ô nhiễm nước nặng nề
Hầu hết các kim loại nặng này có mặt tự nhiên trong đá có thể được tìm thấy bên dưới bề mặt Trái Đất. Thông thường, chúng sẽ ở dưới lòng đất và khó có thể xâm nhập vào nguồn nước. Tuy nhiên, khi nổ mìn và quá trình khai thác khác xảy ra, các chất gây độc hại này sẽ len lỏi theo các vết nứt và các kim loại nặng sẽ thấm vào nguồn nước dưới bề mặt Trái Đất. Và nếu ở gần nguồn nước uống, chúng có thể dễ dàng tiếp xúc với nước ở mức cao hơn nhiều và có thể có thể gây ngộ độc. Đặc biệt, nước ngầm là loại nước có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các hoạt động khai thác mỏ. Nếu nhiễm độc kim loại nặng có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp cho cả người và động vật. Hầu hết chúng sẽ gây ra bệnh nặng và có thể ảnh hưởng đến não.
3. Đánh bắt cá
Đây là một tình trạng ô nhiễm hơi khác. Ngành công nghiệp đánh bắt cá không nhất thiết gây ra các chất ô nhiễm, nhưng nó chắc chắn có thể gây ra một số hoạt động làm môi trường cũng bị ô nhiễm. Ví dụ, thuyền đánh cá tăng đó là báo hiệu cho sự hiện diện của xăng và dầu trong nguồn nước. Khi bị đánh bắt quá mức, các sinh vật dưới biển sẽ bị cạn kiệt dần và đại dương trở nên mất sự cân bằng, đồng thời ảnh hưởng đến việc cải tạo môi trường biển. Bên cạnh đó cũng có sự cố tràn dầu và tai nạn xảy ra, tuy nhiên điều này không quá phổ biến.
Đánh bắt cá cũng có thể gây ô nhiễm môi trường nước
>> Xem thêm: Khám phá các ưu điểm nổi bật ở nồi hơi đốt củi
4. Hạt nhân
Mặc dù tất cả các nguồn năng lượng đều có tiềm năng gây ô nhiễm, nhưng năng lượng hạt nhân nghiêm trọng hơn nhiều vì gây ra số lượng lớn các chất gây ô nhiễm. Các nhà máy điện hạt nhân sản xuất khí radon cũng như các chất như stronti và cesium, cả hai đều là phóng xạ. Ô nhiễm nhiệt cũng là một vấn đề lớn xung quanh các nhà máy điện hạt nhân.
Bất kỳ hoạt động nào hay sản phẩm của một nhà máy điện hạt nhân đều có tiềm năng nguy hiểm và có khả năng phóng xạ. Bản chất của năng lượng hạt nhân có nghĩa là tất cả các chất thải được tạo ra tại địa điểm sẽ đầy chất phóng xạ. Bất cứ nơi nào điện hạt nhân được xử lý, thì điều này sẽ xảy ra.
Ngành hạt nhân gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường nước
Hầu hết các nhà máy điện hạt nhân sử dụng rất nhiều nước trong quá trình hoạt động của họ. Nước thải được thải ra ngoài chắc chắn sẽ gây ô nhiễm ít nhiều, chúng bị nhiễm vào đất và nước ở gần đó. Bề mặt nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi loại ô nhiễm này. Tuy nhiên, nước ngầm cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, bất cứ ai sống ở hạ lưu từ một nhà máy điện hạt nhân không bao giờ nên uống, câu cá, hoặc bơi ở các dòng sông gần đó.
Chất thải phóng xạ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và đặc biệt có thể gây ra ung thư. Tiếp xúc nhiều lần với mức độ phóng xạ cao trong nước có thể dẫn đến nhiều loại ung thư khác nhau. Loại ô nhiễm này cũng có thể gây thiệt hại cho môi trường và các đột biến nghiêm trọng ở động vật và thực vật sống trong khu vực.
Chất thải phóng xạ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và đặc biệt có thể gây ra ung thư. Tiếp xúc nhiều lần với mức độ phóng xạ cao trong nước có thể dẫn đến nhiều loại ung thư khác nhau. Loại ô nhiễm này cũng có thể gây thiệt hại cho môi trường và các đột biến nghiêm trọng ở động vật và thực vật sống trong khu vực.