Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiệu quả cho doanh nghiệp

Nuôi bùn vi sinh là một bước quan trọng trong việc xử lý nước thải, vậy làm sao để nuôi cấy loại bùn này hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên.

Người tạo: Admin
CÔNG TY THÔNG CỐNG NGHẸT MINH ĐỨC
Địa chỉ: 479/23A Cộng Hòa, phường 13, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 0908887541
Email: thongcongnghethcm.net@gmail.com
Website: https://thongcongnghethcm.net/

 

Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường và trong hệ thống đó, bùn vi sinh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.

Bùn vi sinh hay còn gọi là bùn hoạt tính, có hiệu quả xử lý cao trong quá trình xử lý nước thải của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất giấy, bột giấy và thực phẩm có hàm lượng chất hữu cơ cần phân hủy sinh học cao. 

Với đặc điểm thân thiện với môi trường, chi phí thấp, cách nuôi cấy đơn giản và đem lại hiệu quả cao đã giúp phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến và được các doanh nghiệp sử dụng nhiều. 

Bùn vi sinh là tên gọi chung của một quần thể vi sinh vật, sinh vật gồm: vi khuẩn, nấm, protozoa, tích trùng, các động vật không xương và giun, giòi, bọ,....và có màu nâu xám, bóng. 

Nhờ vào các đặc trưng của loại bùn này cộng với điều kiện môi trường khác mà nước thải có thể được xử lý hiệu quả. 

Công dụng của bùn vi sinh trong xử lý nước thải

Như đã đề cập ở trên, bùn vi sinh xử lý nước thải là tập hợp các vi sinh vật, các vi sinh vật này sẽ tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững để làm sạch môi trường.

Khi nước thải được đưa vào trong hệ thống xử lý nước thải, các chất bẩn ở trạng thái hòa tan, keo và không hòa tan phân tán nhỏ sẽ được vi khuẩn hấp thụ lên bề mặt. Tiếp đến là được chuyển hóa và phân hủy. 

Về cơ bản, quá trình xử lý này sẽ có ba giai đoạn chính:

Đầu tiên, các chất bẩn từ môi trường nước sẽ được khuếch tán, sau đó được chuyển dịch rồi hấp thụ bởi bề mặt tế bào của vi khuẩn. 

Tiếp theo là oxi hóa ngoại bào và vận chuyển chất bẩn hấp thụ được qua màng tế bào của vi khuẩn.

Cuối cùng là chuyển hóa chất hữu cơ thành năng lượng, tổng hợp các sinh khối hữu cơ và những nguyên tố dinh dưỡng ở bên trong tế bào vi khuẩn. 

Để đạt được hiệu quả xử lý tốt nhất, bùn hoạt tính được đưa vào sử dụng phải có hàm lượng chính xác. Mật độ vi sinh của mỗi hệ thống sẽ khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của nước thải, nhiệt độ,... Vì vậy việc tính toán các chỉ số để nuôi cấy bùn của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau hoàn toàn.

nuôi bùn vi sinh hiệu quả
Bùn vi sinh xử lý nước thải có vai trò quan trọng 

Xem thêm: Vận chuyển bùn vi sinh, uy tín, giá rẻ

Kiểm tra hệ thống nuôi cấy bùn vi sinh trước tiên

Để cho quy trình nuôi bùn vi sinh được diễn ra một cách thuận lợi thì bước chuẩn bị là vô cùng quan trọng. Việc kiểm tra hệ thống nước thải vừa đánh giá được điều kiện môi trường của hệ thống vừa giúp cho doanh nghiệp có cơ sở để tính toán sao cho việc nuôi cấy đạt hiệu quả tốt nhất. 

Bước kiểm tra hệ thống nước thải thường được thực hiện bởi những người có chuyên môn nhằm đảm bảo tính chính xác bởi vì chỉ cần một vài dữ liệu sai sót có thể dẫn đến việc nuôi cấy thất bại. 

Một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn sẽ giúp cho việc nuôi cấy trở nên dễ dàng hơn. Và khi tiến hành đánh giá hệ thống nước thải thì doanh nghiệp cần lưu ý những chỉ số sau:

➢ Độ pH từ 6.5-8.5

➢ Nhiệt độ từ 10-40 độ C

➢ Nồng độ DO từ 2-4 mg/l

➢ Tổng chất rắn hòa tan nhỏ hơn 15g/l

➢ BOD5 < 500mg/l

➢ Chất dinh dưỡng cung cấp theo theo tỷ lệ: BOD5:N:P là 100:5:1

Lưu ý quan trọng: Tuyệt đối không để những chất sau thâm nhập vào hệ thống vi sinh:

➢ Các chất tẩy rửa mạnh 

➢ Hóa chất sát trùng, khử trùng nồng độ cao

Sau khi đảm bảo được hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn thì ta có thể bắt tay vào bước nuôi cấy.

quy trình nuôi bùn vi sinh
Bước kiểm tra là bước quan trọng trong quy trình nuôi bùn vi sinh

Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh chi tiết nhất

Để có thể nuôi bùn vi sinh hiệu quả, đầu tiên doanh nghiệp cần khởi động hệ thống, kiểm tra, cài đặt các thiết bị trong hệ thống như: máy thổi khí, bơm định lượng,.... Việc kiểm tra hệ thống nhằm đảm bảo các thiết bị hỗ trợ còn hoạt động tốt, cài đặt các thông số để lưu lượng nước thải, lưu lượng khí cung cấp cho hệ thống một cách chính xác.

Tiếp đến, tiến hành bổ sung một lượng bùn vi sinh vừa đủ với hệ thống xử lý (khoảng từ 10-15% trên tổng nồng độ bùn hệ thống). Lượng bùn được bổ sung này sẽ đóng vai trò là các chất nền để phục vụ cho các bước nuôi cấy sau. Sau đó bổ sung thêm men vi sinh và cho máy thổi khí thổi liên tục. Và nhớ rằng luôn quan sát kiểm tra các chỉ số để đảm bảo việc nuôi cấy diễn ra thuận lợi, bùn được phát triển tốt. 

Khi hệ thống xử lý đã đi vào hoạt động ổn định, doanh nghiệp cần theo dõi, kiểm tra chất lượng nước đầu ra. Nếu không đạt, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra đánh giá lại xem quy trình xử lý gặp vấn đề ở đâu. Có thể là do nước thải đầu vào, thời gian lưu bể, chế độ hoạt động,....

hướng dẫn nuôi bùn vi sinh
Bùn vi sinh được sử dụng nhiều trong doanh nghiệp

Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh - Một số sự cố hay gặp

Ở phần trên bài viết đã chỉ cho các bạn cách làm thế nào để nuôi bùn vi sinh. Tuy nhiên trong quá trình nuôi, ta hoàn toàn có thể gặp một số sự cố khiến cho việc nuôi cấy thất bại. Nếu hệ thống xử lý nước thải của doanh nghiệp xuất hiện một trong những hiện tượng dưới đây thì có thể việc nuôi bùn vi sinh đã gặp lỗi sai nào đó. 

➢ Hiện tượng đầu tiên là nổi bọt. 

Hiện tượng này xảy ra do lượng bùn trong bể quá ít khiến cho nồng độ các chất hữu cơ vượt quá ngưỡng xử lý của các vi sinh vật. Hay còn gọi là hiện tượng sốc tải.

Để khắc phục sự cố này doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng đặc điểm của phần nước thải đầu vào, bổ sung thêm bùn hoạt tính để đảm bảo tỷ lệ chính xác. 

➢ Hiện tượng thứ hai là bùn trong bể lắng nổi lên. 

Đặc điểm nhận dạng của hiện tượng này là bùn nổi thành từng tảng có màu nâu hoặc đen. Có thể do việc thông khí quá mức hoặc quá trình nitrat hóa đã gây ra hiện tượng này. 

Nếu do quá trình nitrat hóa thì doanh nghiệp có thể tăng tốc độ tuần hoàn, điều chỉnh sao cho bùn luôn mới để hạn chế quá trình khử nitrat diễn ra. Còn nếu do nguyên nhân thông khí quá mức thì ta có thể giảm thông khí. 

➢ Hiện tượng thứ ba là bọt trắng xuất hiện nhiều trên bề mặt và có lớp bùn bám lên trên.

Hiện tượng này xảy ra do vi sinh vật chết và bị phân hủy tạo ra bọt khí, xác bùn vi sinh chết bám lên bề mặt đó. 

Để khắc phục, ta cần ngưng sục khí, bơm nước thải ra khỏi bể, tiến hành bơm nước sạch vào bể và tiếp tục rút nước ra khỏi bể. 

➢ Hiện tượng thứ tư là bùn nổi váng màu vàng trên mặt và lắng chậm.

Nguyên nhân là do bùn mất hoạt tính vì lượng thức ăn và chất hữu cơ trong bể thấp, dẫn đến bùn phát triển chậm và mịn. Có thể khắc phục bằng cách bổ sung dinh dưỡng, tăng lượng nước thải xử lý cho vi sinh vật phát triển.

sự cố bùn vi sinh
Một số sự cố bùn vi sinh 

Xem thêm: Mua bùn vi sinh chất lượng và giá tốt nhất 2022

Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh - Các chỉ số quan trọng

Ngoài việc làm theo những huong dan nuoi bun vi sinh ở trên, trong quá trình nuôi, doanh nghiệp cũng cần phải để ý những chỉ số nhằm giúp cho việc nuôi bùn được diễn ra một cách thuận lợi nhất. Các chỉ số này về cơ bản giống như những chỉ số ở bước kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, đó là:

➢ Độ pH duy trì trong bể phải từ 6.5-8.5

➢ Nồng độ DO phải được duy trì trong khoảng 2 – 4mg/l. Bên cạnh đó cần đảm bảo máy thổi khí hoạt động liên tục. 

➢ Nhiệt độ nước thải khoảng 20-30 độ C, nếu tăng lên quá 40 độ có thể làm chết vi sinh vật.

➢ Chất dinh dưỡng cung cấp phải được đảm bảo trong tỷ lệ là BOD:N:P=100:5:1. Ngoài ra, các nguyên tố S, K, Mg, Ca, Na,... cũng là các nguyên tố cần thiết cho vi sinh vật và cần được kiểm tra thường xuyên.

➢ Ngoài các chỉ số trên thì chỉ số mật độ bùn SV30 cũng rất cần thiết. Chỉ số này cần phải được duy trì trong khoảng 20%-45%. Tức là phần bùn lắng sau 30 phút tại bể chiếm khoảng 20%-45% tổng thể tích chai hoặc ly. 

 ➥ Nếu SV30 < 20%: Kiểm tra lại độ pH đồng thời xem lại bơm tuần hoàn bùn tại bể lắng có hoạt động hay không, nếu không thì hãy bật lại.

 ➥ Nếu SV30 > 45%: Xả bỏ bùn vi sinh vào bể chứa bùn cho đến khi lượng SV30 vào khoảng 20% - 45%.

Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần duy trì sự tuần hoàn bùn hoạt tính và thường xuyên kiểm tra nồng độ và tốc độ tuần hoàn. Tốc độ tuần hoàn quá thấp có thể gây ra sự cố quá tải thủy lực, giảm thời gian thông khí.

Ngoài ra, bùn ở trạng thái hoạt động tốt sẽ có màu màu vàng nâu và ít váng bọt bề mặt. Nước múc ra từ bể vi sinh sau khi lắng 30 phút có màu trong. 

tăng lượng bùn vi sinh
Theo dõi các chỉ số là rất quan trọng trong quy trình nuôi bùn vi sinh

Bài viết Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiệu quả cho doanh nghiệp đã hướng dẫn cho các bạn làm thế nào để có thể nuôi bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho doanh nghiệp trong quá trình nuôi cấy, góp phần cho hoạt động xử lý nước thải đạt được hiệu quả tối đa. 

Tags: hướng dẫn nuôi bùn vi sinh, huong dan nuoi bun vi sinh, bùn vi sinh xử lý nước thải, công dụng của bùn vi sinh, quy trình nuôi bùn vi sinh, làm thế nào để nuôi bùn vi sinh, nuôi bùn vi sinh hiệu quả, hướng dẫn nuôi bùn vi sinh bằng bể hiếu khí, các dạng bùn vi sinh,kiểm tra hệ thống nuôi cấy bùn vi sinh, tăng lượng bùn vi sinh, sự cố bùn vi sinh

Tin cùng chuyên mục

Bình luận